Thi công mái che lấy sáng bằng tấm polycarbonate là một trong những giải pháp xây dựng tối ưu nhất, được nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho công trình nhà ở hay công nghiệp. Tấm polycarbonate còn được gọi là tấm nhựa thông minh nhờ mang nhiều ưu điểm về khả năng xuyên sáng, bền bỉ, có thể chịu được các tác động từ môi trường bên ngoài như mưa, nắng. Cùng tìm hiểu chi tiết về loại vật liệu này trong bài viết sau đây!
Sở dĩ tấm nhựa polycarbonate được ứng dụng ngày càng nhiều đó là nhờ 5 lý do sau.
Quý khách có thể sử dụng tấm nhựa polycarbonate cho nhiều mục đích khác nhau từ trong nhà đến ngoài trời như:
- Mái che bể bơi, nhà để xe, nhà chờ xe buýt,…
- Làm mái che cho cửa sổ, sân thượng, hiên nhà, lợp lấy sáng cho giếng trời, hành lang thay cho kính cường lực.
- Trạm xăng dầu, nhà ga.
- Nhà kính, phòng thí nghiệm, nhà kho đông lạnh, vách ngăn phân chia khu vực trong nhà máy, bệnh viện.
Mái che polycarbonate được đánh giá là có tuổi thọ khá cao, có thể lên đến 20 hoặc 30 năm nếu kỹ thuật thi công, lắp dựng đúng cách. Các quan sát và nghiên cứu thực tế về khả năng chống chịu sự tác động của môi trường như nắng, gió, bão, mưa đá của tấm polycarbonate là rất cao mà không bị biến dạng, ngả màu hay biến chất.
Tấm nhựa polycarbonate có khả năng chống va đập cao gấp 200 lần so với kính thủy tinh thông thường cùng độ dày. Bên cạnh đó, vật liệu mái che lấy sáng làm từ polycarbonate còn chịu được nhiệt độ cao khi gia công (lên đến 240oF). Nhờ đó mà tấm lợp poly còn được ứng dụng làm vách ngăn cách nhiệt, chống nóng, đảm bảo đem lại không gian sinh hoạt, làm việc thoải mái nhất.
Một lý do vô cùng thuyết phục của tấm mái che lấy sáng bằng chất liệu polycarbonate mà quý khách không thể bỏ qua đó là khả năng chống tia UV từ ánh nắng Mặt Trời.
Tấm lợp trong suốt sẽ cản lại các tia UV khi ánh sáng Mặt Trời đi qua nhờ cấu trúc mạch nhánh đa phân tử và một số chất phụ gia chống tia cực tím.
Tấm lợp lấy sáng polycarbonate có thể dễ dàng biến đổi hình dạng theo nhiều phương pháp như uốn nhiệt, uốn lạnh để phù hợp với nhu cầu lắp đặt.
So với kính cường lực hay kính thủy tinh thông thường thì tấm nhựa polycarbonate có khả năng xuyên sáng không hề thua kém. Bên cạnh đó, các sản phẩm được cung cấp trên thị trường còn được đa dạng hóa về màu sắc, mẫu mã và hình dáng. Điều này giúp quý khách có thể thoải mái lựa chọn tùy theo sở thích cũng như yêu cầu thiết kế kiến trúc, nội thất của công trình.
Có thể xem đây là một trong những ưu điểm đáng chú ý nhất của dòng sản phẩm mái che lấy sáng polycarbonate. Trọng lượng nhẹ giúp giảm bớt áp lực cho khung chống đỡ của công trình, bên cạnh đó còn rất nhanh chóng trong việc di chuyển, thi công, lắp đặt. Nhờ đó mà có thể tiết kiệm nhiều công sức và chi phí nhân công xây dựng hơn.
Một ưu điểm tuyệt vời nữa mái che lấy sáng polycarbonate đó là rất ít bị bám bẩn, ố vàng, phai màu. Bề mặt nhẵn bóng cho phép lau chùi, vệ sinh định kỳ đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Mặc dù mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với kính thủy tinh thông thường nhưng giá thành cho mỗi tấm polycarbonate làm mái che lại rẻ hơn hơn nhiều. Trọng lượng nhẹ cũng giúp việc thi công, di chuyển trở nên dễ dàng, nhanh chóng, từ đó tiết kiệm chi phí thi công.
Hơn nữa, việc lắp đặt mái che lấy sáng tại khu vực giếng trời, mái hiên, hành lang sẽ giúp toàn bộ không gian bên trong tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Nhờ đó tiết kiệm thêm một khoản đáng kể tiền điện mỗi tháng.
Đó cũng chính là lý do vì sao tấm polycarbonate ngày càng được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng cho các công trình từ dân dụng đến công nghiệp.
Tấm polycarbonate được sử dụng làm mái che lấy sáng hiện nay có 3 loại chính đó là loại đặc ruột, rỗng ruột và dạng sóng. Trên thực tế thì các dạng tấm lợp này đều có cấu trúc hóa học tương tự nhau, chỉ khác ở hình dáng bên ngoài. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà quý khách có thể lựa chọn dạng thích hợp nhất.
Mái che lấy sáng polycarbonate đặc ruột thường được sản xuất dưới dạng phẳng hoặc lượn sóng với độ dày khoảng 2mm đến 20mm.
Tấm lấy sáng polycarbonate dạng này có cấu trúc rỗng với độ dày từ 2 đến 7 lớp. So với tấm lấy sáng đặc ruột thì loại này dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hơn vì độ dày của mỗi tầng thường khá mỏng. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, bụi bẩn, nước mưa có thể dễ dàng lọt vào trong cấu trúc rỗng, lâu ngày làm mờ, đục, giảm giảm khả năng xuyên sáng đi đáng kể.
Đó cũng chính là lý do vì sao tấm polycarbonate đặc ruột ngày càng được ưu tiên sử dụng.
Tấm nhựa lấy sáng poly có hình dạng tương tự như mái tôn kẽm với cấu trúc đặc ruột, được ứng dụng nhiều trong việc lợp nhà kính, nhà phơi gạch, phơi thủy hải sản,…
Để mái che lấy sáng polycarbonate phát huy được tối đa các ưu điểm kể trên thì quy trình thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Sau đây là các bước thi công mái che lấy sáng cụ thể mà quý khách không thể bỏ qua.
Thông thường, các tấm lợp poly sẽ được phủ một lớp chống tia UV trên cả hai bề mặt. Đối với tấm lợp có một mặt nhám thì lớp chống UV sẽ được phủ ở mặt còn lại.
Khi lắp đặt, quý khách cần đảm bảo giữ nguyên màng phim bảo vệ để hạn chế trầy xước. Bên cạnh đó, tuyệt đối không bước lên bề mặt để tránh làm nứt, vỡ sản phẩm.
Các dụng cụ sử dụng trong toàn bộ quá trình lắp đặt phải phù hợp và đúng kỹ thuật.
Sau khi xác định chính xác kích thước của vị trí mái cần lợp, quý khách hãy tiến hành đánh dấu và cắt tấm lợp bằng cưa kim loại sắt. Trong quá trình cắt, lưu ý hãy giữ nguyên tấm phim phủ để hạn chế trầy xước.
Một điều quan trọng cần lưu ý khi xác định kích thước tấm lợp đó chính là mức độ co giãn khi nhiệt độ môi trường có sự chênh lệch giữa ngày và đêm. Tránh đặt 2 tấm lợp quá sát nhau để hạn chế cong vênh, nứt vỡ khi nhiệt độ tăng cao làm chúng giãn nở. Ngược lại, không nên đặt 2 tấm quá xa nhau sẽ tạo điều kiện cho nước mưa thấm vào.
Đối với tôn lấy sáng trong suốt, quý khách có thể dễ dàng đặt trên mọi khung với hình dạng, kích thước. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài để xác định chính xác khả năng chịu lực.
Thông thường, người ta sẽ sử dụng 4 kẹp với chiều dài bằng chiều rộng của khung, nhờ đó, lực sẽ phân bổ đều cho toàn bộ các thanh kẹp.
Bán kính tối thiểu để lắp đặt mái che dạng uốn cong thường được tính là gấp 100 lần độ dày của tấm. Quý khách có thể dựa vào độ dày tấm poly mà mình đã lựa chọn để có con số về bán kính tối thiểu khi lắp đặt dạng uốn cong chính xác nhất.
Quý khách cần lưu ý đặt bề mặt được phủ lớp chống UV lên phía trên để phát huy khả năng bảo vệ.
Lợp mái từ dưới lên theo thứ tự rồi cố định vào xà gồ bằng vít, keo dán, nhôm chữ U,…
Lỗ bắt vít nên được khoan rộng hơn so với thân vít với đường kính từ 3 đến 5mm để trừ hao độ co giãn do nhiệt độ thay đổi vào buổi sáng và buổi tối.
Nên đặt tấm lợp có độ dốc tối thiểu là 5% để việc thoát nước, bụi bẩn, lá khô dễ dàng hơn.
Sau khi lắp đặt xong thì tháo lớp màng bảo vệ ra trong vòng 24 giờ để tránh nhiệt độ cao của ánh nắng Mặt Trời có thể làm chúng dính chặt lại với nhau.