Có thể thấy, tấm lợp lấy sáng Polycarbonate là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều công trình nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy, tấm nhựa Polycarbonate có những đặc điểm nổi trội nào? Giá cả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau đây!
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate là một trong những sản phẩm được ứng dụng phổ biến hàng đầu hiện nay tại các công trình xây dựng nhà ở, chung cư, nhà máy, xí nghiệp. Tấm nhựa trong suốt này được làm bằng chất liệu nhựa nhiệt dẻo Polycarbonate (viết tắt là PC) trên công nghệ ép đùn tự động.
Sản phẩm có độ trong suốt cao, trọng lượng nhẹ, nhờ vậy mà có thể được sử dụng để thay thế thủy tinh tại nhiều công trình khác nhau nhằm giảm bớt áp lực cho công trình và chống chịu được ngoại lực vô cùng tốt. Bề mặt bên ngoài còn được phủ lớp chống tia UV, nhờ vậy mà có khả năng bảo vệ môi trường bên trong khỏi bị hư hại bởi tia cực tím từ ánh nắng Mặt Trời.
Tuổi thọ sử dụng của các sản phẩm tấm lợp lấy sáng Polycarbonate có tuổi thọ lên đến hơn 10 năm, giúp quý khách có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc sửa chữa, thay mới trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, khả năng xuyên sáng của tấm lợp được đánh giá khá cao, lên đến 95% so với thủy tinh, giúp không gian bên dưới có thể tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên, từ đó tối ưu chi phí sử dụng điện.
Tấm lợp Polycarbonate còn được xem là vật liệu xanh, thân thiện với môi trường nên đang trở thành một trong những vật liệu dùng trong xây dựng phổ biến nhất nhì hiện nay.
Tấm Polycarbonate có cấu tạo là sự liên kết chặt chẽ giữa các hạt nhựa Polycarbonate – đây là một nhóm các polyme nhiệt dẻo có cấu trúc hóa học gốc carbonate.
Yếu tố cơ bản để hình thành hạt nhựa Polycarbonate đó chính là các nguyên tố carbonate, hydro và oxygen. Ba nguyên tố này được kết hợp với nhau theo một trật tự nhất định để tạo thành 2 thành phần chính của polymer đó là Bisphenol và Carbonate. Cấu trúc liên kết giữa 3 nguyên tố cơ bản này được lặp đi lặp lại nhiều lần và được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành tấm nhựa Polycarbonate có độ bền, chắc, chịu va đập tốt, chống thấm nước, chịu nhiệt và chịu nén cao.
Hiện nay, nhờ khoa học kỹ thuật phát triển mà công nghệ sản xuất tấm nhựa trong suốt Polycarbonate trở nên ngày càng đa dạng hơn, đem đến cho thị trường nhiều sản phẩm mới, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của thị trường. Sau đây là 3 loại tấm lợp Polycarbonate phổ biến nhất mà quý khách có thể tham khảo.
Tấm lợp Polycarbonate có cấu trúc đặt thường được sản xuất dưới dạng phẳng hoặc lượn sóng. Mỗi tấm lợp có độ dày từ 2mm đến 20mm, phụ thuộc vào vị trí lắp đặt và mục đích sử dụng của chủ đầu tư. Tấm lợp poly đặc ruột được ứng dụng trong việc lợp mái sân thượng, mái hiên, mái bể bơi ngoài trời hay làm vách ngăn giữa các phòng trong nhà hoặc văn phòng.
Tấm lợp dạng này cũng được sản xuất từ nhựa polycarbonate nhưng có cấu trúc từ 2 đến 7 tầng. Tấm lợp dạng rỗng ruột này hiện nay không còn được ưa chuộng quá nhiều trên thị trường bởi tồn tại những nhược điểm khó khắc phục. Do cấu trúc nhiều tầng và rỗng bên trong mà sau khi sử dụng tấm lợp dạng rỗng một thời gian, bụi bẩn, nước mưa có thể bị tồn đọng, gây mất thẩm mỹ cho công trình. Hơn nữa, bề mặt tấm tấm lợp ở giữa các tầng cũng khá mỏng, rất dễ bị gãy, vỡ trong quá trình sử dụng.
Đó cũng chính là lý do vì sao tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đang bị thay thế gần như hoàn toàn bởi tấm nhựa dạng đặc.
Tấm lấy sáng Polycarbonate dạng sóng còn được gọi với một cái tên khác là tôn nhựa lấy sáng bởi hình dạng tương tự như tấm tôn kẽm truyền thống. Tấm nhựa dạng sóng cũng mang đầy đủ những ưu điểm tương tự như tấm tôn nhựa đặc ruột, đem lại khả năng lấy sáng cao, nhờ đó mà được ứng dụng nhiều trong việc lợp mái nhà xưởng, làm nhà kính công nghiệp, nhà phơi gạch, phơi thủy hải sản,…
Sử dụng bền bỉ ngoài trời: Đây là ưu điểm quan trọng được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm khi có ý định lựa chọn tấm lợp nhựa Polycarbonate cho công trình của mình. Khác với các loại nhựa khác, nhựa Polycarbonate có thể chống chịu được các tác động từ môi trường bên ngoài như mưa, nắng, muối biển, môi trường có nhiều axit trong nhiều năm mà không xảy ra hư hại, nứt vỡ hay giảm khả năng xuyên sáng.
Khả năng lấy sáng hiệu quả: Mặc dù độ truyền sáng có thể thay đổi tùy thuộc vào màu sắc và độ dày nhưng vẫn được đánh giá là khá cao, khoảng 89% đối với màu trong suốt so với kính truyền thống.
Lớp phủ chống tia UV: Lớp phủ chống tia UV là một phần vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm, cũng như hiệu quả lấy sáng. Tất cả các dòng tấm nhựa Polycarbonate được cung cấp bởi Vinlite đều được phủ lớp chống tia UV dày đến 50 micromet, vừa giúp duy trì tuổi thọ cho sản phẩm, vừa bảo vệ không gian bên dưới không bị hư hại bởi tác động vô cùng mạnh mẽ của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Trọng lượng tấm lấy sáng Polycarbonate nhẹ: Nếu so sánh với kính thủy tinh thông thường thì trọng lượng của tấm nhựa Polycarbonate chỉ bằng một nửa. Nhờ đó mà có thể giúp giảm bớt áp lực cho công trình, đồng thời dễ dàng trong việc vận chuyển, lắp đặt và tháo dỡ.
Khả năng chống cháy hiệu quả: Các hạt nhựa Polycarbonate có tính chất không dẫn cháy và có thể chịu được biên nhiệt độ lớn, từ -20oC đến 140oC.
Dễ dàng thi công: Tấm nhựa Polycarbonate ngoài trọng lượng nhẹ, thuận tiện trong việc vận chuyển thì còn rất dễ dàng uốn cong, cắt gọt, tạo hình bằng các dụng cụ thông thường theo yêu cầu thiết kế.
Tiết kiệm năng lượng: Nhờ khả năng truyền sáng tuyệt vời của tấm nhựa Polycarbonate mà không gian bên dưới có thể tận dụng được tối đa nguồn sáng tự nhiên vào ban ngày mà không cần sử dụng thêm ánh sáng nhân tạo.
Thân thiện với môi trường: Tấm nhựa Poly được sản xuất hoàn toàn từ hạt nhựa nguyên sinh nên rất thân thiện với môi trường. Sau khi sử dụng có thể tái chế vào nhiều mục đích khác nhau mà không thải ra nhiều rác thải cho môi trường.
Rất nhiều khách hàng khi đến với Công ty Nhựa Nam Việt bị nhầm lẫn tấm nhựa Polycarbonate với tấm tôn Composite sợi thủy tinh. Bởi nhìn vẻ bề ngoài, nếu nhìn thoáng qua thì 2 loại chất liệu này khá giống nhau, chúng cũng đều có khả năng xuyên sáng tốt, độ bền cao, kháng nước, cách âm, chịu nhiệt tốt. Màu sắc, mẫu mã của 2 sản phẩm cũng khá đa dạng trên thị trường, quý khách có thể thoải mái lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng của mình.
Tuy nhiên, về bản chất, đây là hai sản phẩm có thành phần cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Tấm tôn Composite được cấu tạo từ vật liệu polymer gia cường bằng sợi và bổ sung thêm các sợi tự nhiên hoặc nhân tạo như thủy tinh, carbon, aramid,… để tăng khả năng chịu bền hoặc một số đặc điểm khác mà nhà sản xuất mong muốn. Tấm nhựa Composite cũng có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn so với Polycarbonate, khoảng 60 đến 80oC.